Thuật ngữ chuyên ngành

1. Thuật ngữ đo đạc

  • Kích thước của bánh xe thường được tính theo đơn vị mm hoặc inch (1 inch = 1" = 25.4mm = 2.54 cm)
  • 1. Đường kính bánh xe: Đường kính bánh xe càng lớn thì càng chịu tải, linh hoạt và dễ lăn qua gờ, hố. Một số kích thước phổ biến: 1" = 25mm, 2" = 50mm, 3" = 75mm, 4" = 100mm, 5" = 125mm, 6" = 150mm, 8" = 200mm, 10" = 250mm, 12" = 300mm
  • 2. Chiều cao tổng: Còn được gọi là chiều cao chịu tải
  • 3. Khoảng cách lỗ bắt ốc trên mặt đế
  • 4. Bán kính xoay: Càng lớn thì bánh xe càng dễ bẻ lái và xoay hướng
  • 5. Chiều rộng bánh xe: Chiều dày tăng sẽ giúp tải trọng được dàn đều nhưng cũng sẽ gia tăng lực ma sát cản trở chuyển động
  • 6. Đường kính trục/ đường kính ngoài ổ bi: Áp dụng lần lượt cho bánh xe chạy bạc/ chạy ổ bi
  • Một số nhà máy khắt khe có thể yêu cầu cung cấp thêm các kích thước về độ dày của càng thép, kích thước hạt bi ở cổ xoay, vv...

2. Thuật ngữ trong miêu tả hình dáng bánh xe

Bánh rời chạy bạcBánh rời chạy biĐế, xoayĐế, cố định
Đế, khoá đơnĐế, khoá képCọc vít, xoayCọc vít, khoá đơn
Cọc vít, khoá képCọc giáo, xoayCọc giáo, khoá đơnCọc giáo, khoá kép

Trong thực tế, từ ngữ "bánh xe" có thể hiểu là bánh rời (không có bộ phận khung càng thép) hoặc bánh xe hoàn chỉnh (đầy đủ bánh rời và khung càng thép). Do vậy để tránh nhầm lẫn, khi nói bánh xe tức là bánh xe đã lắp càng hoàn chỉnh. Còn lại xin gọi là bánh rời hoặc bánh không (!).

Bánh xe tùy theo cách lắp đặt sẽ có tên gọi riêng: nếu lắp tấm mặt đế (mặt bích) để từ đó gá boulon hoặc hàn thì gọi là bánh xe mặt đế. Nếu lắp vít có ren hoặc ống giáo thì gọi tương ứng là bánh xe cọc vít ren (M8, M10, M12, M16, vv...) hoặc bánh xe cọc giáo. Ngoài ra còn có một số kiểu lắp đặt không thông dụng khác như cọc cá, cọc lỗ (kiểu module).

Tham số cuối cùng trong gọi tên bánh xe là kiểu bánh xe: thông thường gồm các tham số sau: xoay (xoay không khoá), cố định và xoay có khoá. Trong đó loại khoá có thể là khoá đơn hoặc khoá kép tùy theo Series bánh xe cụ thể.

Lưu ý: Tại thị trường Việt Nam, bánh xe cố định chỉ lắp mặt đế, không lắp cọc và cũng không có lựa chọn khoá. Có thể đặt được 2 loại này từ nhà sản xuất nhưng phải đặt với số lượng lớn, tối thiểu là từ 1.000 - 10.000 cái.

Bánh rời chia đơn giản thành 02 loại: chạy bạc và chạy bi

  • a. Chạy bạc tức là phần cốt của bánh xe xoay tròn trên phần trục, thường áp dụng cho các bánh xe cỡ nhỏ hoặc yêu cầu tải nhẹ. Bánh chạy bạc nếu chất tải nặng khi di chuyển lực ma sát giữa cốt và trục là rất lớn nên khi đẩy sẽ thấy ì
  • b. Chạy bi thường dùng với bánh xe cỡ vừa (từ Ø75 trở lên), ở phần cốt của bánh xe có thiết kế để chứa ổ bi (bi vòng, bi đũa hoặc ổ bi chính xác). Nhờ thiết kế như vậy, bánh xe sẽ lăn êm, ít tiếng ồn và cũng nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên ổ bi cũng có nhược điểm là phụ thuộc vào bảo dưỡng và môi trường cần tránh ẩm, do nước và hơi ẩm (nhất là khi trời nồm – khí hậu đặc trưng của Việt Nam) có thể gây két và gỉ vòng bi

3. Thuật ngữ tên bộ phận bánh rời (có vòng bi)

3.1. Bánh rời lắp bi đũa

3.2. Bánh rời lắp bi vòng

Bánh xe rời lắp bi đũa

1: Bi vòng

2: Bánh xe

3: Ống bạc

Bánh xe rời lắp bi vòng

1: Long đen chặn

2: Bánh xe

3: Bạc đạn

4: Hạt bi đũa

5: Ống bạc

4. Thuật ngữ tên bộ phận càng rời

4.1. SƠ ĐỒ LẮP RÁP BÁNH XE TẢI VỪA TIÊU CHUẨN

  • 1. Ốc tán chủ và 2 Đinh tán: Dùng trong bánh xe mặt đế quay, được tán ở 2 đầu nhằm gông bộ phận mặt đế ở trên và hệ thống chân, đai càng ở dưới
  • 3. Lỗ bắt ốc: Gồm 4 lỗ được khoan ở mặt đế, tại đây bạn bắt ốc liên kết bánh xe với sàn xe
  • 4. Mặt đế: Thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Mặt đế có thể hàn hoặc khoan lỗ bắt ốc để gắn với sàn xe
  • 5. Rãnh bi trên: Rãnh chứa bi, chịu lực nén xuống khi chất hàng
  • 6. Bi chịu lực: Bằng thép cứng đã được nhiệt luyện, chống ma sát, chống mài mòn
  • 7. Đai càng: Thường có hình tròn, bề mặt phẳng, gắn với chân càng
  • 8. Vú mỡ: Có thể dùng để dẫn dầu bôi trơn lên cho bi ở rãnh trên
  • 9. Rãnh bi dưới: Giữ bi dẫn hướng
  • 10. Chân càng: Được khoan lỗ, có tác dụng đỡ trục bánh xe
  • 11. Lỗ trục: Lỗ đút trục
  • 12. Bi dẫn hướng: Tì lên bi chịu lực, xoay giúp bánh xe quay và đổi hướng
  • 13. Bát che bi: Giữ bi dẫn hướng và áp chặt vào đai càng
  • 14. Ê cu chủ: Bắt với đinh tán chủ

4.2. SƠ ĐỒ LẮP RÁP BÁNH XE TẢI NẶNG TIÊU CHUẨN

  • 1. Mặt đế kèm đinh tán: Gồm phần mặt đế và đinh tán, thường để gia tăng khả năng chịu lực và chống rung chấn, ngoại lực, mặt đế được đúc kèm luôn đinh tán
  • 2. Bi tì chịu tải: Thường là những bi thép cứng đã qua nhiệt luyện hoặc bi đũa. Có tác dụng chịu tải và xoay đổi hướng di chuyển
  • 3. Hệ thống càng: Gồm đai càng và chân càng, chân càng thường được hàn với phần đai và được giập làm bệ đỡ cho vòng bi tì
  • 4. Ốc trục: Bắt xuyên qua lỗ trục, bánh xe sẽ quay quanh con ốc trục này
  • 5. Ê cu trục: Chốt giữ ốc trục với 2 chân càng, tạo thành trục bánh xe
  • 6. Bi dẫn hướng: Là một chuối vòng bi lăn tròn, nằm dưới đai càng
  • 7. Nắp che bi: Chèn giữ bi dẫn hướng với đai càng bánh xe
  • 8. Ê cu đinh tán chủ: Bắt với đinh tán chủ
  • 9. Bạc: Là một ống hình tròn, nằm giữa 2 chân càng. Bạc ôm con ốc trục, trở thành tâm và giá đỡ cho hệ thống vòng bi

5. Một số thuật ngữ bánh xe bằng tiếng Anh thông dụng

1. Bánh rời: Wheel, wheel diameter, wheel width, load capacity, wheel material, bearing bore hole specification, bearing code, bearing specification.

2. Bánh xe: Total height, plate specification, bore hole spacing, bore hole diameter, swivel radius, screw specification.

3. Kiểu càng: Swivel (Rotate), Rigid (Fixed), Top plate type, Screw (Threaded stem) type, Bolt type, Stem type.

4. Kiểu khoá: Side brake, Mono brake, Dual brake, Total lock, Level brake.

5. Vòng bi: Sleeve, Ball bearing, Roller Bearing, Needle Bearing, Precious Bearing.